jquery image carousel by WOWSlider.com v9.0

Tượng Cô Chín

Trong tín ngưỡng đạo mẫu, tứ phủ thánh cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Quan Hoàng và đứng trên tứ phủ Thánh Cậu. Tìm hiểu về tượng cô chín, không thể nào không tìm hiểu về tứ phủ thánh cô. Tứ phủ thánh cô được nhắc đến bao gồm Thập Nhị Thánh cô (mười hai cô) như sau:

Giới thiệu về tượng cô Chín

Trong mười hai thập nhị thánh cô, cô Chín được xem là người tài sắc vẹn toàn, có một vẻ đẹp sắc sảo. Người ta biết đến cô Chín với nhiều tên gọi khác nhau. Có người gọi là Cô Chín Giếng, Cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Thượng Ngàn, Cô Chín Âm Dương,…Tuy tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ cô Chín, người vốn là tiên nữ trên Thiên Đình là hầu cận của Chầu Cửu – Mẫn Cửu.

Cô Chín rất hay ngự đồng, khi giáng hầu thì cô thường mặc áo hồng màu đào phai và múa quạt tiễn mẫu, múa cờ tiến vua, cũng có khi thêu hoa dệt lụa rồi múa cánh tiên. Ngoài sắc đẹp, cô còn có tài bói toán, các quẻ cô bói đều không sai một quẻ nào. Người có căn cô Chín cũng được thừa hưởng điều này. Thêm vào đó, họ còn có thể chữa bệnh và gọi hồn.

Những người cầu đảo cô phải sắm các lễ vật: nón đỏ, hài hoa, vòng hồng để được cô chứng. Tiên cô cũng là một trong tứ vị thánh cô chấm lính nhận đồng. Khi chấm lính nhận đồng đều được thử thách, đúng sai rõ ràng, không phân biệt nên lắm khi bị mang tiếng là chua ngoa. Tuy nhiên, đấy là do người trần hiểu và truyền nhau, chứ các cô không chua ngoa đanh đá, là bậc thánh không ai vậy.

Tượng cô chín được dùng làm gì?

Nơi có tượng cô Chín nổi tiếng nhất là đền thờ cô Chín ở Thanh Hóa:

“Trăng soi chín giếng long lanh

Có Tiên cô Chín nức danh đền Sòng”

Ngôi đền này được bắt nguồn từ miệng giếng thiêng quanh năm đủ nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng. Đây được xem là một địa điểm du lịch nổi tiếng.

Ngoài xuất hiện tại đền Mẫu nổi tiếng ở Thanh Hóa, tượng cô Chín còn được chạm khắc với nhiều kích thước chất liệu khác nhau, dùng trong những lễ hầu đồng cô Chín, hay dùng cho những người có căn cô chín thờ cúng,…

Ngày nay, tượng cô được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, thể hiện sự đa dạng. Một số chất liệu được dùng phổ biến như: gỗ, composite, sứ,…tượng cô chín được chạm khắc với nhiều màu sắc, dùng hình tượng cô Chín với tài sắc vẹn toàn. Tông màu chủ đạo thường thấy là màu nổi như hồng, đỏ,…

Một số truyền thuyết gắn liền với tượng cô Chín

1. Cô Chín Cửu Tỉnh (Cô Chín Giếng)

Tích xưa kể lại cô là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế, từng được theo hầu Mẫu Sòng. Tuy nhiên, người trần tưởng nhầm cô là yêu tinh nên tìm cách diệt trừ. Cô về tâu thiên đình quở trách, cho thu giam hồn phách rồi hành cho nửa dại nửa điên. Về sau, với phép thần thông quảng đại có biệt tài xem bói nghìn quẻ. Cô đã giúp nước bằng cách phò vua, tiên đoán trận mạc. Nhờ đó trăm trận trăm thắng.

Nhờ đó, cô được lập đền thờ, trước đền có Chín miệng giếng tự nhiên do cô cai quản. Đây là ngôi đền linh thiêng diện nhất nhì. Điều quan trọng là nước giếng quanh năm đùn, không bao giờ cạn. Người dân tin rằng, trong số Chín miệng giếng thì miệng giếng thứ chín sâu nhất quanh năm đùn nước là nơi cô chín đang ngự.

2. Cô Chín Sòng Sơn

Khác với cô Chín Giếng, cô Chín Sòng Sơn vốn là cung nữ trên trời, do làm vỡ chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cô được thờ tại đền Sòng Sơn, có ngày tiệc là ngày 9/9.

3. Cô Chín Thượng Ngàn

Cô được giáng vào thời Lê Triều, có tài trị bệnh bằng nước suối. Cô cũng chính là nữ tướng giúp Chầu Mười đánh giặc. Tượng cô Chín Thượng Ngàn có áo ngắn vạt, chít khăn củ ấu, có người dâng cô nón đỏ, có người dâng cô nón xanh để cầu thuốc chữa bệnh.

3. Cô Chín Thượng Thiên

Theo Truyền thuyết Cô Chín Thượng thiên theo hầu Mẫu Tây Thiên, cô được thờ tại Đền Cô Chín Thượng Thiên ( cạnh Đền Mẫu Tây Thiên) và tại 1 Đền đi qua Đền Chầu Mười.


Đặt hàng & Thanh toán

I. Các hình thức đặt hàng

(1) Đặt hàng trực tiếp tại Cơ sở Sản xuất Đồ Thờ Cổ Truyền.com, hoặc (2) Gọi điện hoặc chat trực tuyến với tư vấn viên trên website.

(1) Đặt hàng trực tiếp tại Cơ sở Sản xuất Đồ Thờ Cổ Truyền.com

Với bàn thờ hay đồ thờ cúng thì người mua luôn mong muốn tới tận nơi sản xuất để được tư vấn trực tiếp, kiểm tra và chọn lựa chất liệu phù hợp với nhu cầu. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng đến xưởng của Đồ Thờ Cổ Truyền.com theo địa chỉ được cung cấp (gọi điện trước để đặt lịch). Tại đây Quý khách có thể xem xét, lựa chọn, đưa ra yêu cầu thiết kế riêng biệt.

(2) Đặt hàng qua điện thoại/ chat trực tuyến

Cách đặt hàng này thường phù hợp với khách hàng quá bận rộn hoặc có nhu cầu mua hàng có sẵn. Đồ Thờ Cổ Truyền.com có rất nhiều mẫu có sẵn, đặc biệt là các loại đồ thờ cúng như: đế bát hương, mâm bồng, ống đựng hương, đài nến, quả cau,... hoặc mẫu bàn thờ chung cư cỡ nhỏ, các loại án gian, tủ thờ kích cỡ chuẩn theo phong thủy,... Quý khách có thể đặt hàng, đưa ra yêu cầu qua điện thoại, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt tại nhà khách hàng hoàn toàn miễn phí.

Đồ Thờ Cổ Truyền.com sẽ gửi khách hàng thông tin sản phẩm qua điện thoại như hình ảnh, chất liệu, kích thước và mẫu mã tương ứng với yêu cầu để khách hàng lựa chọn. Đảm bảo hình thức đặt hàng vừa nhanh chóng mà vẫn hiệu quả. Mọi yêu cầu đặt hàng khi được xử lý sẽ được gọi điện để xác nhận trước khi giao hàng, trong thời gian này quý khách vui lòng giữ điện thoại ở trạng thái tốt nhất.

II. Thanh toán

1. 3 bước thanh toán

Sau khi thoả thuận được ký kết, hai bên tiến hành thanh toán qua 3 bước sau:

2. Hình thức thanh toán

Tiền mặt hoặc chuyển khoản.


Chính sách giao nhận

Đồ Thờ Cổ Truyền.com áp dụng chính sách vận chuyển và lắp đặt miễn phí (trong phạm vi lên đến 30km):

1. Tại Hà Nội và các tỉnh thành khác phía Bắc:

Miễn phí vận chuyển và lắp đặt đối với những đơn hàng trong phạm vi 30km (tính từ xưởng sản xuất tại Sơn đồng - Hoài Đức - Hà Nội). Quá phạm vi trên, chúng tôi sẽ tính thêm phí vận chuyển (khoảng 15.000/km hoặc theo phí của đơn vị vận chuyển). Sản phẩm được đóng gói, bọc lót kỹ và có kỹ thuật viên đi cùng để lắp đặt (đối với các sản phẩm khó lắp đặt).

2. Tại các tỉnh thành phía Trung, phía Nam:

Các sản phẩm đều được đóng thùng và bọc lót kỹ lưỡng trước khi giao cho bên vận chuyển. Bên vận chuyển có thể là bưu điện hoặc xe khách, xe tải... Với các sản phẩm dễ dàng thao tác thì Quý khách có thể tự thực hiện được. Đối với các sản phẩm cầu kỳ phức tạp, cần sự hiểu biết và có kinh nghiệm - sẽ có kỹ thuật viên đến tận nơi lắp đặt cho Quý khách.


Trước khi vận chuyển và lắp đặt, chúng tôi sẽ thông báo trước để khách hàng chuẩn bị, hỗ trợ và nghiệm thu sản phẩm.


Quy trình chế tác Đồ Thờ Tượng Phật

Một quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn gỗ đến thành phẩm tới tay khách hàng. Sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. Kết hợp giữa tính thủ công bền vững với thiết bị kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất mà vẫn giữ được nét đẹp thủ công truyền thống.

1. Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

Căn cứ vào nhu cầu, chúng tôi sẽ tư vấn, đo đạc kích thước không gian thờ của khách hàng, đề xuất phương án thiết kế và lắp đặt tối ưu (có thể chọn mẫu trong thư viện ảnh hoặc theo ý đồ riêng của khách hàng).

Sau khi thoả thuận được ký kết, chúng tôi lập tức tiến hành chế tác – sản xuất.

2. Chọn gỗ, dóng khung, phát dáng

Sử dụng đúng loại gỗ mà khách hàng lựa chọn, sơ chế xử lý gỗ.

Đối với tượng đặt: thường sử dụng gỗ mít lõi (Ghép thô > phát dáng > đục chi tiết).

Đối với đồ thờ cúng: thường làm bằng gỗ mít, gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gụ…

3. Hoàn thiện phần mộc

Giai đoạn xử lý chi tiết từ mắt mũi miệng, chân tay, các chi tiết hoa văn trên sản phẩm… Ở bước này, khách hàng có thể đến trực tiếp xem mộc (hoặc chúng tôi gửi ảnh/ video) để đảm bảo sản phẩm theo đúng chủng loại, mẫu mã, chất liệu gỗ đã đặt.

Xử lý thêm phần gỗ, đảm bảo gỗ khô theo tiêu chuẩn trước khi sang công đoạn sơn.

4. Hoàn thiện phần sơn

Khi phần mộc đã đạt tiêu chuẩn, công đoạn sơn được tiến hành. Từ xử lý làm nhẵn đến sơn thếp (hoặc sơn PU). Chất liệu thếp có thể là vàng, bạc – tuỳ vào nhu cầu đặt hàng.

Sau khi hoàn thiện sơn, chờ 2 -3 ngày để sơn khô là có thể xuất xưởng.

4. Vận chuyển, lắp đặt

Tuỳ khoảng cách địa lý, chúng tôi sẽ liên hệ để hẹn ngày lắp đặt (hoặc theo lịch định sẵn của khách hàng). Vận chuyển hàng đảm bảo an toàn, lắp đặt gọn gàng, nhanh chóng. Hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán đơn hàng.


Lời Cam Kết

I. Kim chỉ nam của chúng tôi là chất lượng và sự hài lòng của khách hàng

II. 07 Lời Cam Kết Của Đồ Thờ Cổ Truyền.com

1. Cam kết giá thành hợp lý

2. Cam kết chất gỗ thật, tốt

3. Cam kết sử dụng các nghệ nhân lành nghề

4. Cam kết họa tiết nghệ thuật, tinh xảo, có hồn, độc đáo

5. Cam kết vận chuyển toàn quốc - miễn phí cho khách ở gần dưới 30 km

6. Cam kết hoàn thành và giao hàng đúng hẹn

7. Cam kết bảo hành dài lâu