html slider by WOWSlider.com v9.0

Bộ Bát Bửu - Bộ Chấp Kích

Bát bửu là gì? Chấp kích là gì? Bát bửu gồm những món gì? Các món bát bửu giữa các tôn giáo khác nhau thế nào?

Bát bửuTám vật quý, hay còn biết tới tên là bộ chấp kích. Đây là một trong những mô típ trang trí trong các cơ sở thờ tự của người Trung Hoa, và được truyền vào Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ XVII.

Nơi thể hiện đầu tiên của hình tượng bát bửu ở Việt Nam là chùa Bút Tháp (tên chữ là Ninh Phúc tự), huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Nhưng phải đến thời Nguyễn, hình tượng bát bửu mới được thể hiện nhiều ở các cơ sở thờ tự trong dân gian (đặc biệt là ở các ngôi đình làng) và ở các kiến trúc cung đình.

Có ba loại trưng bày bát bửu trong ba loại cơ sở thờ tư là:

Bộ chấp kích là gì?

Bộ Chấp kích ở những nơi thờ tự này thường có: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác.

Vì Bộ Chấp Kích này phần nhiều là những loại vũ khí biểu tượng cho sức mạnh vũ lực, nên đôi khi người ta còn gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ hay bộ bát bửu vũ khí

Bát bửu trong cơ sở tờ tự gồm những món gì?

Thông thường bát bửu trong cơ sở thờ tự gồm những món như: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác.

Hình dáng của mỗi loại binh khí này có nét tạo hình riêng, được thể hiện như sau:

Các loại binh khí trên đây khi trở thành đồ thờ, chúng đều được gia công bằng gỗ và có kích thước lớn bằng hoặc gần bằng vật thật.

Bát bửu trong nho giáo gồm những món gì?

Trong Nho giáo thì bát bửu gồm những món cơ bản như:

Ngoài ra, bộ bát bửu của một số văn miếu còn có lẵng hoa, ô trám, sáo, tù và, bầu rượu,… vốn có nguồn gốc từ tập quán thờ tự, trưng bày của đạo Lão, đạo Phật và tín ngưỡng dân gian.

Bát bửu trong chùa phật giáo gồm món gì?

Tại các ngôi chùa, bộ bát bửu được mô tả dưới các hình thức: Lá đề, tù và, tàn lọng, cờ, hoa sen, nậm nước cam lộ, cá và dây kết nút. Hoặc là bánh xe pháp, tù và ốc, tàn lọng, hoa sen, chữ “vạn”, độc lư bốn chân, dây kết nút.

Hình tượng bát bưu trong chùa sẽ khác với trong nho giáo và trong thờ tự

Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa mà chúng muốn biểu đạt là:

Còn các hình tượng khác, như: Tù và ốc, tàn lọng, cá, độc lư bốn chân,… không phải chỉ có ở chùa mà có thể có mặt ở những cơ sở thờ tự khác nữa.

Ý nghĩa chung của bát bửu

Các bộ bát bửu sẽ có khác nhau trong từng tôn giao. Tuy nhiên ý nghĩa sâu xa của các món này gắn liền với mong ước về cuộc sống viên mãn, hạnh phúc của bát bửu đã làm cho hình tượng bát bửu luôn có mặt trong ý niệm tinh thần của các triều đại phong kiến ở Việt Nam.

Đồng thời bát bửu cũng có ảnh hưởng sâu rộng, có chổ đứng bền vững trong tâm thức dân gian và tạo ra vô số biến thể độc đáo trong nhu cầu tâm linh – thẩm mỹ của người dân Việt. Đặc biệt là nở rộ vào thời Nguyễn.

Đó là quá trình mà Trần Văn Tốt trong Nhập môn nghệ thuật cổ Việt Nam đã đánh giá: “ … nghệ thuật Việt Nam đã dần dần đi sâu vào một tính cách riêng của nó. Trong một số sản phẩm, ở đó nó hoàn toàn cởi bỏ những tiêu chuẩn cổ điển, nó chính là sự biểu hiện một sáng tạo tự phát và một cảm xúc rung động”.

Mặt khác cũng cần phải chú ý đến sự chuyển thế của bát bửu trong liên kết các hình tượng từ điển tích như ông tam tinh (Thọ tinh, Lộc tinh, Phúc tinh).

Ông Thọ không chỉ với trái đào trường thọ mà còn cầm trái bầu thắt và gậy trúc nhiều mắt tượng trưng trường sinh bất lão với kiểu thức: Thọ tỉ nam sơn”, “ Phúc thọ vẹn toàn” hay hình tượng ban phúc tặng của báu của Phúc tinh trong nề đắp nổi.

Hình tượng thần Tài cũng gắn với các vật quý trong bát bửu như thần Tài với biểu tượng đồng tiền, xâu tiền. Thần Tài còn cầm cây như ý bên cạnh “núi” tiền, ngân lượng. Áo thần Tài trang trí tam sơn, châu ngọc.

Của kiểu thức “Cung hỷ phát tài” rất quen thuộc trong tranh khảm xã cừ và tranh gương cổ. Thỉnh thoảng trong chạm khảm xà cừ còn có hình tượng Lưu Hải ban tiền với xâu tiền buộc thành dây để nhảy múa. Hình tượng những cậu bé, cô bé bụ bẩm, khôi ngô, khỏa mạnh xuất hiện trong tranh nề và chạm đồ gỗ trang trí với hình ảnh em bé thổi sáo, cầm cái khánh theo kiểu thức “Phúc thọ trường lạc”. Phúc thọ cát khánh”.

Một số kiểu thức mang tính phối hợp các vật quý để mở rộng ý nghĩa của hình tượng như trong chạm gỗ có cái khánh với như ý với ý nghĩa tốt lành như ý, hoa sen với như ý và giỏ kim chi với ý nghĩa hòa hợp như ý, cặp dơi với cái khánh với ý nghĩa song phúc như ý, kết hợp hoa văn cái khánh với nút huyền bí với ý nghĩa trăm sự như ý (bách cát như ý), kết hợp cây bút với như ý mang ý nghĩa mọi việc đã định đều vẹn toàn như ý muốn.

Ngoài ra còn có những sự kết hợp khác trong bát tiên với những ý nghĩa tương tự theo các đồ án trang trí cổ phương Đông, tiêu biểu là sự kết hợp của các cặp vật quý bát bửu như kiếm với quạt, phách nhịp (nhạc) với hoa sen, trái bầu thắt (thái cực, hồ lô, bầu vũ trụ, bầu rượu) với ngư cổ, lẵng hoa với ống sáo…

Tóm lại, trang trí bát bửu có những chức năng tâm linh và thẩm mỹ gắn liền với kiến trúc, vật dụng, nhưng trong kiến trúc phong phú đa dạng hơn như trong bài “Một số đồ án trong tư tưởng nghệ thuật cổ Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hải Phong viết: “… trang trí kiến trúc vốn là thuộc phần phù trợ đóng vai trò tô điểm, lại trở thành nghệ thuật vừa có nội dung, vừa mang hình thức làm đẹp…”, điều này tham chiếu ở trang trí bát bửu là rất đậm nét, thuyết phục.


Đặt hàng & Thanh toán

I. Các hình thức đặt hàng

(1) Đặt hàng trực tiếp tại Cơ sở Sản xuất Đồ Thờ Cổ Truyền.com, hoặc (2) Gọi điện hoặc chat trực tuyến với tư vấn viên trên website.

(1) Đặt hàng trực tiếp tại Cơ sở Sản xuất Đồ Thờ Cổ Truyền.com

Với bàn thờ hay đồ thờ cúng thì người mua luôn mong muốn tới tận nơi sản xuất để được tư vấn trực tiếp, kiểm tra và chọn lựa chất liệu phù hợp với nhu cầu. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng đến xưởng của Đồ Thờ Cổ Truyền.com theo địa chỉ được cung cấp (gọi điện trước để đặt lịch). Tại đây Quý khách có thể xem xét, lựa chọn, đưa ra yêu cầu thiết kế riêng biệt.

(2) Đặt hàng qua điện thoại/ chat trực tuyến

Cách đặt hàng này thường phù hợp với khách hàng quá bận rộn hoặc có nhu cầu mua hàng có sẵn. Đồ Thờ Cổ Truyền.com có rất nhiều mẫu có sẵn, đặc biệt là các loại đồ thờ cúng như: đế bát hương, mâm bồng, ống đựng hương, đài nến, quả cau,... hoặc mẫu bàn thờ chung cư cỡ nhỏ, các loại án gian, tủ thờ kích cỡ chuẩn theo phong thủy,... Quý khách có thể đặt hàng, đưa ra yêu cầu qua điện thoại, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt tại nhà khách hàng hoàn toàn miễn phí.

Đồ Thờ Cổ Truyền.com sẽ gửi khách hàng thông tin sản phẩm qua điện thoại như hình ảnh, chất liệu, kích thước và mẫu mã tương ứng với yêu cầu để khách hàng lựa chọn. Đảm bảo hình thức đặt hàng vừa nhanh chóng mà vẫn hiệu quả. Mọi yêu cầu đặt hàng khi được xử lý sẽ được gọi điện để xác nhận trước khi giao hàng, trong thời gian này quý khách vui lòng giữ điện thoại ở trạng thái tốt nhất.

II. Thanh toán

1. 3 bước thanh toán

Sau khi thoả thuận được ký kết, hai bên tiến hành thanh toán qua 3 bước sau:

2. Hình thức thanh toán

Tiền mặt hoặc chuyển khoản.


Chính sách giao nhận

Đồ Thờ Cổ Truyền.com áp dụng chính sách vận chuyển và lắp đặt miễn phí (trong phạm vi lên đến 30km):

1. Tại Hà Nội và các tỉnh thành khác phía Bắc:

Miễn phí vận chuyển và lắp đặt đối với những đơn hàng trong phạm vi 30km (tính từ xưởng sản xuất tại Sơn đồng - Hoài Đức - Hà Nội). Quá phạm vi trên, chúng tôi sẽ tính thêm phí vận chuyển (khoảng 15.000/km hoặc theo phí của đơn vị vận chuyển). Sản phẩm được đóng gói, bọc lót kỹ và có kỹ thuật viên đi cùng để lắp đặt (đối với các sản phẩm khó lắp đặt).

2. Tại các tỉnh thành phía Trung, phía Nam:

Các sản phẩm đều được đóng thùng và bọc lót kỹ lưỡng trước khi giao cho bên vận chuyển. Bên vận chuyển có thể là bưu điện hoặc xe khách, xe tải... Với các sản phẩm dễ dàng thao tác thì Quý khách có thể tự thực hiện được. Đối với các sản phẩm cầu kỳ phức tạp, cần sự hiểu biết và có kinh nghiệm - sẽ có kỹ thuật viên đến tận nơi lắp đặt cho Quý khách.


Trước khi vận chuyển và lắp đặt, chúng tôi sẽ thông báo trước để khách hàng chuẩn bị, hỗ trợ và nghiệm thu sản phẩm.


Quy trình chế tác Đồ Thờ Tượng Phật

Một quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn gỗ đến thành phẩm tới tay khách hàng. Sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. Kết hợp giữa tính thủ công bền vững với thiết bị kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất mà vẫn giữ được nét đẹp thủ công truyền thống.

1. Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

Căn cứ vào nhu cầu, chúng tôi sẽ tư vấn, đo đạc kích thước không gian thờ của khách hàng, đề xuất phương án thiết kế và lắp đặt tối ưu (có thể chọn mẫu trong thư viện ảnh hoặc theo ý đồ riêng của khách hàng).

Sau khi thoả thuận được ký kết, chúng tôi lập tức tiến hành chế tác – sản xuất.

2. Chọn gỗ, dóng khung, phát dáng

Sử dụng đúng loại gỗ mà khách hàng lựa chọn, sơ chế xử lý gỗ.

Đối với tượng đặt: thường sử dụng gỗ mít lõi (Ghép thô > phát dáng > đục chi tiết).

Đối với đồ thờ cúng: thường làm bằng gỗ mít, gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gụ…

3. Hoàn thiện phần mộc

Giai đoạn xử lý chi tiết từ mắt mũi miệng, chân tay, các chi tiết hoa văn trên sản phẩm… Ở bước này, khách hàng có thể đến trực tiếp xem mộc (hoặc chúng tôi gửi ảnh/ video) để đảm bảo sản phẩm theo đúng chủng loại, mẫu mã, chất liệu gỗ đã đặt.

Xử lý thêm phần gỗ, đảm bảo gỗ khô theo tiêu chuẩn trước khi sang công đoạn sơn.

4. Hoàn thiện phần sơn

Khi phần mộc đã đạt tiêu chuẩn, công đoạn sơn được tiến hành. Từ xử lý làm nhẵn đến sơn thếp (hoặc sơn PU). Chất liệu thếp có thể là vàng, bạc – tuỳ vào nhu cầu đặt hàng.

Sau khi hoàn thiện sơn, chờ 2 -3 ngày để sơn khô là có thể xuất xưởng.

4. Vận chuyển, lắp đặt

Tuỳ khoảng cách địa lý, chúng tôi sẽ liên hệ để hẹn ngày lắp đặt (hoặc theo lịch định sẵn của khách hàng). Vận chuyển hàng đảm bảo an toàn, lắp đặt gọn gàng, nhanh chóng. Hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán đơn hàng.


Lời Cam Kết

I. Kim chỉ nam của chúng tôi là chất lượng và sự hài lòng của khách hàng

II. 07 Lời Cam Kết Của Đồ Thờ Cổ Truyền.com

1. Cam kết giá thành hợp lý

2. Cam kết chất gỗ thật, tốt

3. Cam kết sử dụng các nghệ nhân lành nghề

4. Cam kết họa tiết nghệ thuật, tinh xảo, có hồn, độc đáo

5. Cam kết vận chuyển toàn quốc - miễn phí cho khách ở gần dưới 30 km

6. Cam kết hoàn thành và giao hàng đúng hẹn

7. Cam kết bảo hành dài lâu