jquery image slider by WOWSlider.com v9.0

Khám Thờ Gia Tiên

Họa tiết chạm: Khám chạm Hồng Trĩ/ Mai hoá Rồng/ Hổ phù/ Gấm/ Hoa lá, cây cỏ thiêng. Kết cấu, chạm khắc theo lối truyền thống

Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Dổi/ Vàng Tâm/ Gụ/ Hương...

Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU

Chất liệu thếp: Thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ)

Kích thước: Theo không gian thờ thực tế

Nhà sản xuất: Đồ Thờ Sơn Đồng.com

Nguồn gốc Khám thờ

Khám thờ được biết rằng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Ở Việt Nam, loại đồ thờ này xuất hiện vào thế kỷ XVI, có tên là Khám thờ Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy. Tiếp đến là Khám thờ ở chùa Bà Tấm và ở Văn Miếu. Tồn tại đến ngày nay, có những mẫu khám thờ với nhiều hình dạng khác nhau như chùa Bút Pháp, đền Lạch Bạng, nhiều ngôi đền khác thuộc Ba Vì... nhất là các điện thờ như điện Mẫu.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chuyên về kiến trúc khác lại cho rằng Khám thờ được xuất phát từ các “am thờ” trong kiến trúc. Bằng chứng là một bộ phận trong các ngôi đình xưa được thiết kế hình chữ nhật, nơi thờ được thực hiện trên sàn cao nối từ phần cột cái phía trong của gian giữa vào tới cột quân. Dựa vào hình thức và chức năng của chúng, người ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh cái khám. Mỗi nơi thờ thời xưa như thế này đều được bưng kín, có ngai và một số bài vị tương ứng...

Một khám thờ đẹp được xem là một ngôi nhà nhỏ, chứa đựng sự linh thiêng, một tinh thần thánh thiện cao viễn, cũng là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật. Được lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa trưng bày Khám thờ trong không gian gia tiên hiện nay, Khám thờ cũng được nhiều gia chủ tìm kiếm. Khám của những thời kỳ sau có nhiều dạng, có cái rất lớn chạm trổ công phu, với mặt trước không chỉ có một y môn và một bộ cửa, mà đôi khi tạo thế tầng tầng lớp lớp, cũng có khám lại được làm hết sức đơn giản, nhỏ bé, được kết hợp bởi mấy tấm ván trơn sơn màu đỏ.

Khám thờ Gia tiên và Khám thờ Tượng, Mẫu

Khám thờ Gia tiên hay Khám thờ Tượng, Mẫu đều phải được làm từ gỗ tự nhiên, về hình dáng của Khám: Có mái hoặc mái chảy về phía sau.

Kích thước Khám thờ rộng hay hẹp phụ thuộc vào dùng Khám thờ Gia tiên hay thờ Tượng, phụ thuộc vào không gian thờ phụng.

Khám thờ được làm bằng gỗ mít, gỗ dổi, vàng tâm, gụ hoặc gỗ hương. Khám thờ thường được thếp vàng, thếp bạc hoặc sơn PU theo cách bài trí, màu sắc chung của phòng thờ/ điện thờ (theo Bàn thờ/ Sập thờ, Hoành phi Câu đối, Cửa Võng, Cuốn thư hay Thiều Châu...).

Vị trí đặt Khám thờ Gia tiên trên ban thờ

Khám được đặt nằm ở vị trí chính giữa của ban thờ gia tiên, được dân gian truyền lại ví như nóc của một ngôi nhà. Bao bọc bảo vệ con cháu trong nhà. Việc bài trí Khám thờ trên bàn thờ gia tiên còn là một cách thể hiện được lòng biết ơn, kính trọng, hiếu kính của con cái tới ông bà tổ tiên, kế tục và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp.

Thông số kỹ thuật

Kích thước nào hợp phong thủy cho Khám thờ

Kích thước của Khám thờ sẽ tùy thuộc theo kích thước của không gian thờ (nơi đặt Khám). Sau khi đo đạc các kích thước cần thiết, chúng tôi sẽ dựa vào thước Lỗ Ban để tính toán kích thước cho phù hợp. Theo thước Lỗ Ban, số đo thuộc các cung tốt sẽ mang phong thủy, vận mệnh tốt.


Làm sao để đặt Khám thờ, đồ thờ theo chuẩn phong thủy? Thước Lỗ Ban là gì?

Thước Lỗ Ban là một loại thước được người thợ mộc, thợ xây dựng hay dùng. Người sáng chế ra nó đã lấy tên mình làm tên của vật dụng đó chính là Lỗ Ban - Ông tổ của nghề mộc. Lỗ Ban là người được coi là ông tổ của nghề mộc trong đất nước rộng lớn Trung Hoa. Theo rất nhiều bằng chứng cho rằng Ông được biết đến là người thợ mộc giỏi sinh ra ở nước Lỗ nay là tỉnh Sơn Đông. Tên là Ban họ là Công hay còn gọi là “ông Ban người nước Lỗ”

Kích thước đồ thờ cần tuân thủ theo thước Lỗ Ban

Thông thường, người nghệ nhân đã nắm được tất cả những cung số đẹp rồi. Chỉ cần khách hàng muốn chiều cao, rộng, sâu bao nhiêu thì sẽ được tư vấn nhiệt tình về vấn đề đó. Khi chọn phù hợp rồi thì gia chủ làm gì cũng sẽ thuận, sức khỏe, tài lộc, bình an.


Ban thờ Gia Tiên cần những đồ thờ cúng nào? Để giúp Quý khách hình dung bao quát hơn về một không gian thờ Gia Tiên đẹp và đầy đủ, chúng tôi liệt kê danh sách các đồ thờ cúng bằng gỗ như sau:

Đặc biệt, khi Quý khách đặt TRỌN BỘ đồ thờ như danh sách trên, chúng tôi sẽ có GIÁ ƯU ĐÃI dành tặng khách hàng.


Đặt hàng & Thanh toán

I. Các hình thức đặt hàng

(1) Đặt hàng trực tiếp tại Cơ sở Sản xuất Đồ Thờ Cổ Truyền.com, hoặc (2) Gọi điện hoặc chat trực tuyến với tư vấn viên trên website.

(1) Đặt hàng trực tiếp tại Cơ sở Sản xuất Đồ Thờ Cổ Truyền.com

Với bàn thờ hay đồ thờ cúng thì người mua luôn mong muốn tới tận nơi sản xuất để được tư vấn trực tiếp, kiểm tra và chọn lựa chất liệu phù hợp với nhu cầu. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng đến xưởng của Đồ Thờ Cổ Truyền.com theo địa chỉ được cung cấp (gọi điện trước để đặt lịch). Tại đây Quý khách có thể xem xét, lựa chọn, đưa ra yêu cầu thiết kế riêng biệt.

(2) Đặt hàng qua điện thoại/ chat trực tuyến

Cách đặt hàng này thường phù hợp với khách hàng quá bận rộn hoặc có nhu cầu mua hàng có sẵn. Đồ Thờ Cổ Truyền.com có rất nhiều mẫu có sẵn, đặc biệt là các loại đồ thờ cúng như: đế bát hương, mâm bồng, ống đựng hương, đài nến, quả cau,... hoặc mẫu bàn thờ chung cư cỡ nhỏ, các loại án gian, tủ thờ kích cỡ chuẩn theo phong thủy,... Quý khách có thể đặt hàng, đưa ra yêu cầu qua điện thoại, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt tại nhà khách hàng hoàn toàn miễn phí.

Đồ Thờ Cổ Truyền.com sẽ gửi khách hàng thông tin sản phẩm qua điện thoại như hình ảnh, chất liệu, kích thước và mẫu mã tương ứng với yêu cầu để khách hàng lựa chọn. Đảm bảo hình thức đặt hàng vừa nhanh chóng mà vẫn hiệu quả. Mọi yêu cầu đặt hàng khi được xử lý sẽ được gọi điện để xác nhận trước khi giao hàng, trong thời gian này quý khách vui lòng giữ điện thoại ở trạng thái tốt nhất.

II. Thanh toán

1. 3 bước thanh toán

Sau khi thoả thuận được ký kết, hai bên tiến hành thanh toán qua 3 bước sau:

2. Hình thức thanh toán

Tiền mặt hoặc chuyển khoản.


Chính sách giao nhận

Đồ Thờ Cổ Truyền.com áp dụng chính sách vận chuyển và lắp đặt miễn phí (trong phạm vi lên đến 30km):

1. Tại Hà Nội và các tỉnh thành khác phía Bắc:

Miễn phí vận chuyển và lắp đặt đối với những đơn hàng trong phạm vi 30km (tính từ xưởng sản xuất tại Sơn đồng - Hoài Đức - Hà Nội). Quá phạm vi trên, chúng tôi sẽ tính thêm phí vận chuyển (khoảng 15.000/km hoặc theo phí của đơn vị vận chuyển). Sản phẩm được đóng gói, bọc lót kỹ và có kỹ thuật viên đi cùng để lắp đặt (đối với các sản phẩm khó lắp đặt).

2. Tại các tỉnh thành phía Trung, phía Nam:

Các sản phẩm đều được đóng thùng và bọc lót kỹ lưỡng trước khi giao cho bên vận chuyển. Bên vận chuyển có thể là bưu điện hoặc xe khách, xe tải... Với các sản phẩm dễ dàng thao tác thì Quý khách có thể tự thực hiện được. Đối với các sản phẩm cầu kỳ phức tạp, cần sự hiểu biết và có kinh nghiệm - sẽ có kỹ thuật viên đến tận nơi lắp đặt cho Quý khách.


Trước khi vận chuyển và lắp đặt, chúng tôi sẽ thông báo trước để khách hàng chuẩn bị, hỗ trợ và nghiệm thu sản phẩm.


Quy trình chế tác Đồ Thờ Tượng Phật

Một quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn gỗ đến thành phẩm tới tay khách hàng. Sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. Kết hợp giữa tính thủ công bền vững với thiết bị kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất mà vẫn giữ được nét đẹp thủ công truyền thống.

1. Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

Căn cứ vào nhu cầu, chúng tôi sẽ tư vấn, đo đạc kích thước không gian thờ của khách hàng, đề xuất phương án thiết kế và lắp đặt tối ưu (có thể chọn mẫu trong thư viện ảnh hoặc theo ý đồ riêng của khách hàng).

Sau khi thoả thuận được ký kết, chúng tôi lập tức tiến hành chế tác – sản xuất.

2. Chọn gỗ, dóng khung, phát dáng

Sử dụng đúng loại gỗ mà khách hàng lựa chọn, sơ chế xử lý gỗ.

Đối với tượng đặt: thường sử dụng gỗ mít lõi (Ghép thô > phát dáng > đục chi tiết).

Đối với đồ thờ cúng: thường làm bằng gỗ mít, gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gụ…

3. Hoàn thiện phần mộc

Giai đoạn xử lý chi tiết từ mắt mũi miệng, chân tay, các chi tiết hoa văn trên sản phẩm… Ở bước này, khách hàng có thể đến trực tiếp xem mộc (hoặc chúng tôi gửi ảnh/ video) để đảm bảo sản phẩm theo đúng chủng loại, mẫu mã, chất liệu gỗ đã đặt.

Xử lý thêm phần gỗ, đảm bảo gỗ khô theo tiêu chuẩn trước khi sang công đoạn sơn.

4. Hoàn thiện phần sơn

Khi phần mộc đã đạt tiêu chuẩn, công đoạn sơn được tiến hành. Từ xử lý làm nhẵn đến sơn thếp (hoặc sơn PU). Chất liệu thếp có thể là vàng, bạc – tuỳ vào nhu cầu đặt hàng.

Sau khi hoàn thiện sơn, chờ 2 -3 ngày để sơn khô là có thể xuất xưởng.

4. Vận chuyển, lắp đặt

Tuỳ khoảng cách địa lý, chúng tôi sẽ liên hệ để hẹn ngày lắp đặt (hoặc theo lịch định sẵn của khách hàng). Vận chuyển hàng đảm bảo an toàn, lắp đặt gọn gàng, nhanh chóng. Hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán đơn hàng.


Lời Cam Kết

I. Kim chỉ nam của chúng tôi là chất lượng và sự hài lòng của khách hàng

II. 07 Lời Cam Kết Của Đồ Thờ Cổ Truyền.com

1. Cam kết giá thành hợp lý

2. Cam kết chất gỗ thật, tốt

3. Cam kết sử dụng các nghệ nhân lành nghề

4. Cam kết họa tiết nghệ thuật, tinh xảo, có hồn, độc đáo

5. Cam kết vận chuyển toàn quốc - miễn phí cho khách ở gần dưới 30 km

6. Cam kết hoàn thành và giao hàng đúng hẹn

7. Cam kết bảo hành dài lâu